Sự khôn khéo của nước Thái trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh ngoài việc không kéo nước ngày vào cuộc chiến đẫm máu và bị tàn phá bởi chiến tranh tranh giành sự anh hưởng giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản như Lào, Việt Nam, Campuchia ra còn đem lại một nguồn “tư bản” (tiền) khổng lồ để xây dựng và phát triển kinh tế. Thế nhưng, sau năm 1975, tưởng chừng người Thái sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách “chống Cộng” thế nhưng thừa hưởng một nền ngoại giao khéo léo, ngoại giao cây tre (bamboo diplomacy), Thái Lan lại một lần nữa thể hiện tài ngoại giao của bản thân. Họ, mặc dù không đánh bại Pháp và Mỹ như Việt Nam nhưng họ lại tránh được những cuộc chiến như vậy nhờ vào tài ngoại giao.

Nước Thái năm 1972 có gì mới và đề xuất sống chung với cộng sản của giới trí thức

Giai đoạn từ năm 1972 trở đi, chính quyền Thái đã dự đoán trước được mối đe dọa thật sự từ phía cộng sản và điều ấy đã thành sự thật kể từ tháng 4/1975.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản tại Campuchia cũng như là tại Lào, Việt Nam đã trở thành một mối đe dọa thật sự chứ không phải là tiềm tàng. Hiệu ứng domino về sự sụp đổ của hệ thống quốc gia “tự do” đã lấn dần tới biên giới Thái Lan. Giới lãnh đạo cao cấp Thái Lan cũng như là Hoàng gia Thái gian trong thời gian này đang phải nhức nhối giải quyết những vấn đề đối nội và đối ngoại.

Đối ngoại, về quân sự và tư tưởng, Mỹ đã thua tại Đông Nam Á.
Đối nội, phong trào biểu tình trong nước đòi thay đổi chính sách từ việc liên minh với Mỹ chống Cộng chuyển sang chung sống hòa bình. Và Khmer Đỏ chính là kẻ thù trực tiếp của Thái Lan kể từ khi Pol Pot lên cầm quyền bởi những hoạt động gây hấn hung hẵn đòi đất và lãnh hải của mình. Thế nhưng kể từ khi giấc mơ Angkar sụp đổ, Thái Lan và Khmer Đỏ lại trở thành đối tác của nhau để tiến hành chống chung một kẻ thù: Việt Nam

Kể từ khi tướng  Sarit Thanarat lên cầm quyền năm 1958, Thái Lan bắt đầu trở thành đồng minh chung thành với Mỹ để nhằm hưởng những đặc ân về kinh tế và quân sự. Thế nhưng, cuộc nổi dậy ngày 14/10/1973 của  sinh viên đã làm thay đổi cục diện chính trường Thái Lan, hàng ngàn người biểu tình đa phần là tri thức đã yêu cầu chính quyền Thái phải công nhận sự thất bại của mình trong việc chống cộng sản và sống chung với cộng sản là một gợi ý tốt cho tương lai của nước Thái khi người Mỹ bất lực tại khu vực.

Trong sự kiện này, lực lượng biểu tình gây áp lực lên chính quyền Thái với hai yêu cầu.
Một là yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Thái và thiết lập bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các quốc gia cộng sản

The Thai student uprising in 1973
Sinh viên Thái bị đàn áp trong cuộc nổi dậy 14/10/1973

Dưới làn sóng phản đối ngày càng cao của người dân, Hoàng gia Thái đã phế truất Sarit và đưa Sanya Dhamasakti lên làm Thủ tướng ( nhiệm kì 10/1973-2/1975). Nội các của Sanya thông báo Mỹ không được phép sử dụng các cơ sở quân sự của Thái để nhằm chống lại các quốc gia Đông Dương. Và các người kế nhiệm ông Seni Pramoj và Kukrit cũng thi hành một chính sách đối ngoại tương tự. Chính quyền Sanya đã cố gắng thiết lập quan hệ với Việt Nam và chính quyền Kukrit cũng đã thiết lập quan hệ với Trung Quốc vào ngày 1/7/1975. Trong lúc chính quyền PhomPenh của Lon Nol đang rối loạn vào tháng 4/1975, chính quyền Kukrit càng tăng các hoạt động đối ngoại thân thiện với các quốc gia cộng sản.  Về phía quân đội chỉ có Tổng Chỉ Huy quân đội Thái Kris Sivara cực liệt phản đối việc buộc Mỹ phải rút lui vì ông cho rằng việc Mỹ rút lui hoàn toàn tại Thái sẽ để lại một “khoảng trống” lớn về quyền lực và phe cộng sản trong nước và quôc tế sẽ chiếm hữu nó. Nếu Thái Lan bị “nhuộm đỏ” đồng nghĩa số phận của Hoàng Gia Thái Lan sẽ giống như Hoàng gia Campuchia và vấn đề miền Nam Thái Lan sẽ càng phức tạp hơn.

Tới năm 1975, người Thái dường như đã an tâm về ngoại giao và cho rằng với việc lạnh nhạt với Mỹ và thiết lập quan hệ với Việt Nam, Trung Quốc sẽ khiến cho Khmer Đỏ dừng các hoạt động quân sự quấy nhiễu các vùng biên giới. Thế nhưng họ đã lầm.

Biết trước mối đe dọa, thỏa hiệp với cộng sản để bảo toàn lợi ích

Giai đoạn từ năm 1972 trở đi, chính quyền Thái đã dự đoán trước được mối đe dọa thật sự từ phía cộng sản và điều ấy đã thành sự thật kể từ tháng 4/1975.

Sau năm 1975, người Thái phải đối mặt với mối đe dọa từ phía lực lượng Khmer Đỏ (KR) cũng như là sự xâm lược tiềm tàng từ phía Việt Nam

Tháng 5/1975, chính quyền KR cho Thái 7 ngày rút quân cách 1km đường biên giới hiện tại và thiết lập một biên giới mới dựa trên yêu sách từ phía KR. KR cũng đồng thời bắt giữ 4 tàu cá của Thái, khủng bố hoạt động thương mại trên biển và cướp bóc những làng liền kề biên giới.

 

Năm 1976 gian căng thẳng biên giới giữa Thái và KR tiếp tục leo thang bởi các hoạt động xâm lấn từ phía KR. Chính quyền KR cho rằng Campuchia đã mất một phần lớn đất vào tay Thái dưới chế độ Lon Nol và KR bắt buộc  phải đòi lại. Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 1977, lực lượng KR đã xâm phạm Thái Lan hơn 400 lần. Tháng 8/1977, khoảng 300 lính KR đã tấn công 3 làng tại tỉnh Aranyaprather, lấy đi 21 mạng người bao gồm trẻ sơ sinh, người già và phụ nữ  mang thai. Một số phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Làng Ban Dong No là một trong 3 làng trên đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Để trả đũa hành động này và gây áp lực lên chính quyền Phom Penh, Thái quyết định cắt con đường buôn bán thực phẩm cho KR và lệnh cấm vận đã được ban hành. Với việc thiếu thốn lương lực, lực lượng KR càng trở nên điên loạn và tiến hành nhiều hơn các vụ cướp bóc và quấy nhiễu tại khu vực biên giới.

lính Khmer đỏ, ảnh trong cuốn "The Fall of Phnompenh"
Tần suất cướp bóc tại khu vực biên giới giữa Campuchia với nam Việt Nam và Thái Lan càng trở nên thường xuyên hơn đến từ lực lượng Khmer Đỏ sau năm 1975.

Chính quyền KR còn hỗ trợ lực lượng cộng sản Thái thành lập một tổ chức có tên gọi là “Angkar Siem” nhằm đào tạo các thanh thiếu niên Thái “giác ngộ kách mợn” để phá hoại từ bên trong tại 3 tỉnh biên giới: Si Sa Ket, Buriram và Surin.

Năm 1977 là năm khó khăn nhất đối với Thái Lan khi những kẻ cánh hữu cực đoan nắm quyền lực với áp lực từ phía chính quyền KR và từ phía Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Thái, Samak Sundaraveij mị dân Thái với suy nghĩ Việt Nam đang chuẩn bị cho một kế hoạch đổ bộ vào Thái (D-Day) vào ngày 2/15/1977. Tệ hơn nữa ông còn cảnh báo người dân Thái rằng những người Việt tị nạn kể từ khi Sài Gòn thất thủ có khả năng là cộng sản trá hình. Ước tính đến tháng 11 năm 1976, Thái Lan đã cung cấp nơi ăn chốn ở cho 78.689 người tị nạn từ Lào, 23028 người Campuchia và 8036 người Việt Nam. Thế nhưng, một giải pháp đã đến với người Thái trong lúc khốn khó nhất khi chiến tranh Việt Nam-Campuchia xảy ra, cuộc chiến giữa những người “anh em đỏ”.

người tị nạn campuchia và việt nam
Dòng người tị nạn từ Campuchia và Việt Nam là một trong những bài toán mà Thái cần phải giải quyết ngoài nỗi lo bị xâm lược bởi cộng sản.

 

Bình Luận